Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

NÓI VỚI HỌC TRÒ - Tạp bút

                                                                
hoan_trinh_3.JPG Em là dòng suối mát
Em là trận mưa hiền
Em như một nàng tiên
Cho trường thành huyền thoại…..
 
Đã lắm đêm  thao thức  không ngủ , thầy tự mình hỏi mình  lý do tại sao thầy để ĐN giữ chân mình lâu đến thế ? Cả một đời . Riêng tại trường Phan Châu Trinh thôi đã 40 năm  , từ 1958 dến 1998 , nghĩa là từ khi ra trường đến ngày nghỉ hưu ! Vì tình yêu ? Không phải , vì nếu thầy đi đâu tình yêu sẽ theo thôi ! Vì Đà nẵng đẹp ? Cũng không phải . Đất nước VN mình thì ở đâu cũng đẹp ! Huế , quê nhà thầy còn đẹp hơn ĐN  nhiều ! Vì tiền tài ? Vì danh vọng ? Lợi lộc ? Đều không phải cả ! Cuối cùng thầy ngộ ra lý do : vì học trò ! ! Học trò ĐN đã cùng thầy đồng điệu nên đã cuốn hút thầy , đã làm say mê thầy ,  đã. làm thầy dứt áo không ra  !
Thầy đặt bước chân đầu tiên của mình lên thành phố Đà Nẵng  vào một đêm mưa bão , năm 1958 . Thành phố này hoàn toàn xa lạ với thầy . Thầy cũng chẳng có bà con thân thích nào ở đây cả  . Trong lòng  định bụng thôi dạy ở đây vài năm rồi xin chuyển về Huế , quê mình hoặc xin chuyển lại vào Sài Gòn nơi mình vừa ra đi , để  hoàn thành  chương trình Toán  đang dang dở  . Các bạn bè cùng trường với thầy   người chỉ ở 1 năm , người vài năm rồi đều  tìm đường đi cả , tìm chốn mới , xây dựng một cuộc đời mới . Học trò thì học một thời gian rồi bay nhảy khắp bốn phương , Nam Bắc Đông Tây ! Lứa này ra trường lại tiếp lứa khác ! Thầy dạy thế hệ cha mẹ rồi dạy đến thế hệ con cái của họ ! Ngày tháng cứ đi qua, năm này đến năm khác, niên khoá này đến niên khoá khác . Các cây trồng ở sân trường từ những cành bé khẳng khiu , càng ngày càng   vương cao tỏa lá che kín sân trường . Trường càng ngày càng bề thế hơn, từ thuở chỉ ì ọp 5 , 6 phòng trống trải gío lộng mưa tạt bốn phía , bây giờ khang trang, đẹp đẽ , kiên cố, lầu ngang dãy dọc . Tất cả đã thay đổi  . Như thời thế . Như cuộc đời .Chỉ có thầy vẫn âm thầm đi từ cổng vào trường, từ sân trường đi vào lớp .Những mái tóc xanh của học trò che kín tầm nhìn của thầy, thầy cứ lang thang trên hành lang, quẩn quanh bên cửa lớp .Các em đến rồi đi,  để lại đó mình thầy với sân trường lá rụng, với bàn ghế vô tri, với những chiều đông mưa buồn ướt dầm dề các tàng cây tán lá, với những trưa hè nắng chói chang vàng rực sân trường vắng vẻ, những đàn chim sẻ bay xuống rồi vút bay đi, để  rơi lại  những tiếng kêu chíp lạc lỏng . Bước chân thầy trên hành lang, trên cửa lớp , lặng lẻ cô đơn, hình như càng ngày càng nặng nề hơn, như càng ngày càng hờ hửng đi . Thấy cầu thang như càng ngày càng cao, thấy tiếng giảng bài của mình càng ngày càng nhỏ đi, giữa hai câu nói phải dừng lại để nghỉ. Chữ viết bảng  dần dần nhỏ lại, không còn nét viết bay bướm tài hoa một thuở nào. Hình vẽ gãy khúc,méo mó, không còn như ngày xưa, chỉ cần vòng tay một cái là vòng tròn hiện ra tròn vo, đường thẳng thẳng tắp như kê thước mà vẽ . Học trò lớp đến lớp đi, vô tình như lá rụng, vô tình như mây bay.. Mùa xuân, mùa hạ, mùa thu rồi mùa đông .Buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều rồi tối !Tóc cứ bạc dần theo thời gian, tâm hồn khô cằn theo năm tháng. Trong suốt thời gian làm nghề thầy giáo , thầy  chỉ miên man với chuyện dạy dỗ . Say sưa dạy . Miệt mài dạy . Đem tất cả tâm hồn mình đặt vào việc dạy , việc lên lớp . Lứa học trò này ra đi , lứa trẻ khác vào trường , lại đem lại những say sưa mới , những thương yêu mới, những ngọt ngào mới . Dạy dỗ nhiệt tình . Đời sống chỉ bình thường thế thôi . Giàu cũng không giàu . Nghèo cũng không nghèo tí nào ! Thầy  luôn luôn bằng lòng với những gì mình có , và cả những gì mình không thể có ! Hạnh phúc vô cùng là người bạn đời cuả thầy  cũng bắng lòng như vậy , sống vô tư như vậy , không chấp nhất , không nề hà , không đòi hỏi gì cả !

Trong cuộc đời đi dạy, thầy đã có những giây phút hạnh phúc tuyệt diệu . Tuy nhiên , cũng đã nhiều lần có những đắng cay chua chát ngậm ngùi ,  buồn đến đứt ruột ..
Nay thầy muốn kể các em nghe một vài kỷ niệm vui có , buồn có đã làm xao xuyến lòng thầy . Những kỷ  niệm của thầy với học trò của mình . Phải kể các em nghe  , để các em suy gẫm , không kể thì chắc không có cơ hội nào kể được . Xem như nói để nhớ để thương  !  Xem như nói để vỗ về , để an ủi mình trong thời gian năm cùng  tháng  tận  !
           
Thay TRAN DAI TANG.pngNghề đi dạy thường được chứng kiến nhiều điều kỳ diệu như phép lạ .Có em khi đi học bé tong teo, thân hình trơ cả xương, thế mà lớn lên  lại to đùng vạm vở như lực sĩ .Có em khi đi học nghèo xơ  nghèo xác, không có tiền ăn sáng, không có tiền mua sách vở, áo mỏng phong phanh bốn mùa giống nhau, những ngày mưa lạnh nhìn các em co ro mà tội nghiệp. Thế mà đùng một cái, bặt đi một thời gian, gặp lại , các em đã là tay kinh doanh lớn bạc triệu bạc tỷ, nhà cửa cao sang tầng cao vun vút, có nai lưng vất vả cả đời thầy cũng  không với tới được . Nhiều em khi đi học rụt rè như con gái, đụng cái là đỏ mặt ấp a ấp úng,thế mà khi gặp lại thấy ăn nói hoạt bát thao thao, lanh lẹn, tháo vát, quán xuyến mọi việc . Thầy nhiều khi đã cảm phục học trò của mình sát đất . Phục không phải vì kiến thức , vì với học sinh Đệ Nhị cấp lúc đó thì kiến thức đâu đã là bao ! Phục vì cach sống của các em , vì nhân cách các em , vì suy nghĩ của các em . Các em mạnh mẽ , có ý Phác họa của họa sĩ PHAN NGỌC MINH ĐN  chí ,quyết định dứt khoát , có thể thầy không đồng ý với các em , nhưng cảm phục thì phải nói là thực sự . Nhiều quyết định của các em làm thầy giật mình ! Thấy mình còn thua xa ! Thầy kể các em nghe một đôi kỷ niệm về học trò mà thầy còn nhớ .
1/ Một thời dễ thương
Thành phố Đà Nẵng lúc đó còn là một thành phố nhỏ ,  nhà cửa thưa thớt , dân cư hiền hòa , chất phác , chưa bị xô bồ hóa như sau này . Chiến tranh thì vẫn còn đó , nhưng hình như ở đâu rất xa . Trường PCT còn nhỏ lắm , chỉ có mấy phòng .  Học trò còn ít lắm , nhưng chăm ngoan ,thật thà , kính yêu thầy cô rất mục ! Thầy  còn trẻ , tận tâm , yêu  đời , yêu nghề . đặt hết cả lòng mình , cả tâm hồn mình vào giờ dạy , vào việc dạy . Số thầy cô PCT lúc đó còn rất ít , đếm được trên đầu ngón tay . Hiền từ ,mẫu mực , tận tâm , chơi với nhau thân thiết , chân tình Các thầy cô giỏi , bằng cấp cao thì mãi lâu sau mới có . Trường Đại Hoc Sư Phạm  miền Nam chỉ hoạt động thực thụ từ năm 1958 nên các thầy ĐHSP, khóa I , chỉ được bổ đến PCT từ niên khóa  1961 -1962 . ( ĐHSP có 2 loại  : ĐHSP thường xuyên , thời gian học 3 năm , sau đổi thành 4 năm, dạy Đ2C ; ĐHSP cấp tốc , thời gian học 1 năm , sau đổi thành 2 năm , sau tách rời hẳn ,  dạy ĐIC ) . Bậc  Đệ Nhị Cấp tại PCT chỉ mới có Đệ Tam và Đệ Nhị , lớp Đệ  Nhất (lớp 12 )  mãi  1963 mới có .  Do đó trong thời gian 1958-1963 , môn Toán các lớp quan trọng Đệ Nhị, Đệ Tam  ( 11 , 10 ) trường đều giao thầy phụ trách cả !. Vì vậy , trong thời gian 58-63 , phần nhiều học sinh Đà nẵng , nếu không nói là tất cả , đều là đồ đệ  trực tiếp của thầy   ! Con cái các đại gia trong thành phố , nhiều khi cả anh cả em , đều là học trò của thầy ! Thí dụ vui  : con ông Trần ngọc Quán ,  chủ Nhà Sách Sông Đà , 8  người : Trần ngọc Giác , Sơn , Ngộ , Thu , Anh , Diệp , Vi Hiến , Hùng .  ! …….Ngay .con cái các thầy cô giảng dạy tại PCT , nhiều khi cả anh cả em , đều một thời là học trò của thầy . Con thầy Khánh  : Phạm hửu Phụng , An , Ninh  . Con thầy Bùi Tấn : Bùi anh Tuấn , Dương Nguyên , Thu Hương . Con thầy Trần Tấn : Diêu Min , Cẩm Thái , Trần thúc Vũ . Con thầy Lý Châu thì có Lý thuyết Hùng , Nguyệt Nga , Thu Hương , và còn nhiều  nhiều nữa ,……
Một điều mà sau này ngẫm nghĩ lại , thầy vẫn suýt soa :  mình có diễm phúc mới được dạy ở ĐN giai đoạn này , giai đoạn mà tình thầy trò  thương yêu , gắn bó , chân thành , tình cảm chan chứa nhất  !. Tình cảm này tồn tại đến 40 , 50 năm sau vẫn còn nguyên vẹn          
2/Một chuyện tình học trò
         Thi môn cuối cùng xong , trên đường về , Lan ghé thăm thầy  và trao thầy  dề thi Tóan buổi sáng , như thầy  đã dặn trước . Kỳ thi Tú Tài I này thầy  bị cảm bất ngờ , nên không tham dự được Hội Dồng thi như đã được Bộ phân công . Lan . cho biết các bài thi em đều làm rất tốt , có thể nói là trên cả mong muốn .
-        Có thể đậu ưu đó , thầy ạ !
Trước khi ra về , Lan  thông báo một tin làm thầy  giật thót cả mình :
-                   - Chiều này thằng Huy ngủ trưa quên đến thi đó thầy ơi , đến phòng thi muộn cả tiếng , bị Giám thị không cho vào thi   !
Huy là đứa học trò học giỏi nhất của trường , có thể bảo là môn nào em cũng xuất sắc cả . Trường và thầy  đều kỳ  vọng về em trong kỳ thi này , chắc chắn em sẽ đỗ Tối Ưu , sẽ đỗ Thủ Khoa tòan tỉnh ! Thế mà ….
-            Sao em biết Huy ngủ quên  ?
-            Em mới gặp Huy lang thang trước cổng trường  , em hỏi thì Huy bảo vậy !
Lan  về , thầy  mặc vội áo quần , đến gõ cửa nhà Huy . Huy không có nhà , thầy  chỉ gặp bà mẹ . Bà cũng chưng hửng khi nghe tin  :                                                                                                      - Thế mà tôi tưởng cháu thi xong đi chơi với bạn bè đâu đó . Bây giờ làm thế nào đây , thầy  ?
Thầy  chỉ biết lắc đầu chào bà ra về , trong lòng thấy tiếc nuối ngậm ngùi chi lạ .
            Hai mẹ con chị Nguyệt  đến ở cuối xóm từ ngày Huyền  vào cấp 3 . Chị Nguyệt là giáo viên tiểu học công tác tại một trường ở ven thành phố . Mỗi  sáng  chị đi đến trường dạy , ở lại trưa tại trường chiều mới về lại nhà . Cô con gái tên Huyền , học cùng cấp lớp như Huy, nhưng học tại một trường tư thục . Cô gái  có dáng gầy gầy , vẻ mặt buồn buồn ,  có đôi mắt to như mắt nai , trông hiền từ và cô đơn .Mỗi lần đi học ngang qua nhà Huy , cô bé luôn nhìn vội vào nhà Huy rồi đôi chân quấn quít bước   , sau khi thả một nụ cười bâng quơ , vô cớ . Có một lần bắt gặp Huy đang đứng tần ngần trước cổng nhà , cô bé dừng lại chào rồi ngập ngừng bẽn lẽn nhờ  Huy mách giúp cách giải một bài Tóan trong sách giáo khoa . Thế là 2 người thành bạn . Thỉnh thỏang Huy qua nhà cô bé giúp cô giải những bài Tóan  khó . Trông cô bé nhu mì và ngoan ngõan vô cùng . Một lần thấy cuốn sách giáo khoa của cô bé xơ xác , gần như rách tươm , Huy  trao cuốn sách còn mới toanh của mình cho cô bé dùng .
-        Mình còn 1 cuốn nữa đây !
    Anh chìa cho cô bé thấy cuốn sách thứ hai của mình , thật ra là anh mới mượn của thằng bạn  ngồi cạnh . Từ đó , nhiều lần anh trao bớt sách mình cho cô bé học , cô bé cũng chấp nhận ưu ái đó một cách vô tư  . Hai người trở thành bạn thân của nhau . Không biết trong lòng hai người thế nào nhưng bên ngòai luôn thân thiết chân thành và  trong sáng .
            Năm nay cô bé cũng thi tốt nghiệp cùng khóa cùng trường thi với Huy , dộ này khi thi Sở Giáo dục  bố trí học sinh tư , công thi chung như vậy , không còn thi phân biệt như các năm trước nữa . Cô bé học không giỏi nhưng sáng dạ lại chăm chỉ . Huy  chắc cô cũng đỗ thôi .
-Tốt nghiệp xong chắc anh Huy học lên đại học nhỉ , rồi cao hơn nữa . Huyền  thì chịu thôi , mẹ bảo tốt nghiệp xong cho Huyền  thi vào trường Quốc gia Sư phạm đó , để ra đi dạy tiểu học giống me . Huyền  cũng thích như vây . Huyền  vốn yêu trẻ lắm cơ !
TAI BA QUY.jpgNghe Huyền  tâm sự với nhiều tiếc nuối , bâng khuâng , Huy thấy lòng mình ngậm ngùi không thể tả .
            Đêm cuối , Huyền  đang ngồi ôn lại môn Tóan để ngày mai thi 2 môn còn lại , thì mẹ Huyền  lên cơn đau bụng kịch liệt . Mồ hôi vã ra như tắm , từng cơn quằn quặn như xé gan bứt ruột . Đưa mẹ ra Bệnh xá phường , bệnh xá đưa tiếp đến bệnh viện cấp cứu tỉnh , mẹ Huyền   phải mổ cấp cưu . Ngôi bên mẹ , nhìn mẹ mê man , cô bé buồn chi lạ . Thức trọn đêm bên mẹ , sáng hôm sau đưa mẹ vào phòng mổ , cô bé quên mất kỳ thi của mình , không để tâm đến . Trưa đó , thi xong , tìm Huyền  không thấy , Huy hỏi han hàng xóm rồi vào bệnh viện với Huyền  . Nhìn mấy giòng nước mắt lăn tròn trên hai má của người bạn trẻ , Huy ước gì mình có thể chia sẻ bớt nỗi buồn của bạn .
            Năm đó Huy  trượt , mặc dầu với chỉ 4 môn thi dầu , Huy đã dư điểm để đỗ Bình rồi . Bạn bè cứ ái ngại cho Huy , sao dễ ngủ quên đến như vậy để ra nông nổi ! Tiếc quá . Nhưng tôi  , tôi biết ví sao Huy  ngủ quên như vậy ! Học trò trẻ có nhiều suy nghĩ , nhiều hành động mà phụ huynh , thầy cô không hiểu thấu được ! .                                                                                        
(B,C : Các danh tính trong bài do tác giả đặt .)
3/ Quyết tâm của học trò:
  một điều mà thầy muốn nói với các em  : tuổi trẻ của các em , tuổi học sinh của các em là quý báu vô cùng, là trân châu ngọc bảo , không gì sánh được đâu . Tuổi trẻ chỉ có một thời thôi. Nó đi qua là đi qua biền biệt luôn . Mai sau , khi tóc bạc da mồi, nhìn lui để hoài niệm, các em sẽ ngẩn ngơ tiếc rẽ . Hãy quý tuổi trẻ của mình, tận dụng nó để học hành, để rèn luyện và kể cả vui chơi nữa . Thầy nói điều này vì bây giờ thấy các em một số học hành chi mà dễ sợ : CHONG HON MA TRAI, VO HON MA PHAI.jpghọc sáng học chiều học tối học khuya, học liên tu bất tận, đánh mất  tuổi trẻ của mình .Không phải chỉ có thi đậu đại học, tốt nghiệp đại học , kỹ sư , dược sĩ, bác sĩ , tiến sĩ ….mới gọi là thành đạt . Không phải chỉ có những em học sinh học giỏi mới thành công trên đường đời . Kinh nghiệm cả một đời người xác định  cho thầy điều đó .Thầy đã gặp biết bao nhiệu học sinh  của mình khi đi học học lực tầm thường, nhiều khi thuộc loại kém nữa , thế mà khi vào đời lại là những chủ nhân ông của những cơ sở kinh  doanh  đồ sộ,  nắm trong tay bạc tỉ, bạc muôn ,tháo vát, năng nổ tài ba vô cùng . Thầy nêu điểm này ra không phải khuyên các em cứ nhác học  đi, chỉ có điều là độ này thấy các em một số học dễ sợ quá , học đến teo tóp người, học đến mê muội. Không phải con người chỉ có giá trị ở  bằng cấp. Không phải không có bằng cấp đại học là con người vứt đi ! Các em hãy cư nhìn xem , bao nhiệu là vĩ nhân có học hành , đỗ đạt mấy đâu !  Giá trị con người  nằm ở nhân cách, cách xử thế, cách sống  . Thành công của mỗi người là do chính  người đó tạo ra, gầy dựng nên . Bằng cấp chỉ là phương tiện nhưng không phải là phương tiện duy nhất .
Thầy kể một câu chuyện để các em suy gẫm , không phải dể bắt chước đâu nghe !
Một năm học nọ , có 2 em học sinh dẫn  nhau đến thăm thầy . Em M. và em B. Em M. học rất giỏi , em B. kém nhất lớp . Thầy trò tâm sự . Em M. cho biết mộng mình là thành 1 bác sĩ giỏi , giúp ích cho đời . Em B. nhỏ nhẹ thưa với thầy thành thật : em thì học dốt quá , như thầy đã biết , nên không thể mộng như bạn M. Mộng của em là lấy vợ giàu và làm giàu ! M. đã thực hiện được mộng của mình , bây giờ em là một bác sĩ giỏi tại Mỹ ! B. cũng đã hòan thành  được quyết tâm của mình ! Thầy gặp lại B. sau hơn 40 năm biền biệt , trong 1 buổi họp mặt học sinh cũ tại Sài Gòn .. Bây giờ B. to con, cao lớn, nước da sạm đen, nhưng những dáng dấp ngày xưa vẫn còn rõ nét. Thuở B. học Đệ nhị,  B. là một học sinh xấu trai,  bẩn thỉu, hoang nghịch, cứng đầu của lớp . Nói chuyện oang oang, bất chấp giờ chơi, giờ học. Aó hở ngực luôn bỏ thỏng ngoài quần, có rầy la, ép buộc thì nhét vào lại nhưng hễ có tiếng kiểng đánh bãi học , đánh ra chơi ,thì động tác đầu tiên là lôi tuột áo ra liền. Trông như vậy B. càng có vẻ du côn hơn, mặc dầu chưa hề thấy B. tham dự lần đánh nhau bao giờ cả. Thuở ấy thầy  chắc B. chỉ học nhiều lắm là hết trung học thôi. Cuộc đời có nhiều cái lạ,  mình không thể lường được. B. nhào đến ôm chặt lấy thầy , giọng ồm òang như lệnh vỡ: “thầy nhớ em không ?” Thằng B. xưa hay bị thầy cho Zero đó. B. nhái giọng thầy : Ngồi xuống,không ta cho hai con Zero  chừ  ! Nhìn một thoáng, thầy nhớ ra liền. Thầy hỏi nhỏ nhẹ : bây giờ B. ở đâu ? Làm gì ? Sao nghe nhiều người bảo em đi Mỹ rồi ? Vẫn giọng như sấm vỡ : em mới ở Mỹ về đây , thầy, đang xin nhà nước V.N. định cư lại. Ở Mỹ chẳng làm ăn gì được, chỉ đi làm bồi thôi thì ở  làm gì . Về đây kinh doanh buôn bán . Em có ở đất Sài Gòn này 2 khách sạn lớn và 3 ngôi biệt thự . Có chơi bời cả đời ăn cũng không hết , đi Mỹ làm gì . Thầy ở đâu, em nhường cho thầy một cái nhà để ở . Tôi kéo B. ngồi xuống vì thấy chung quanh thiên hạ đang trố mắt nhìn . B. tiếp tục tâm sự : thầy biết không , năm Đệ Nhị em  thi rớt Tú Tài I , để trốn đi lính , em bỏ vào Sài Gòn ngay, sửa khai sinh , học  lại  ở trường  H .Đ. Một điều em nhận ra ngay là sao năm trước , bài  nào  thầy dạy em cũng đều hiểu liền , mặc dù em biết mình loại dốt . Vào đây , quý thầy cũng dạy bài đó , nhưng sao em lại chẳng hiểu gì mấy  . Thầy dạy tài thật . Cày cục miết , em cũng xong Tú tài 2 . Người ta thì mơ lấy được vợ giỏi, vợ đẹp nhưng em biết thân biết phận  , xấu trai như em thì ai mà yêu. Do đó , em chủ trương  nhất quyết phải lấy vợ giàu , xấu cũng được  , nhưng phải giàu , thật giàu. Càng giàu càng tốt. Và chuyện đó đã xãy ra, dễ thôi thầy ơi. Ong già vợ em chết, để lại tất cả cơ ngơi cho con gái, tức là cho em. Trước 75, em đổ Cử nhân Luật. Thầy biết rồi, thuở ấy học Luật chỉ cần đăng ký ghi danh nộp tiền, lấy tài liệu, đâu cần đi học. Cuối năm đến thi thôi. Chỉ cần nhanh một chút là đậu. Thuở ấy em đã là Chánh án toà sơ thẩm ở  M. , hống hách ra phết . Sắp được chuyển về làm Chánh án Sài Gòn thì ….........  Em đi học tập mấy năm, rồi về, rồi đi Mỹ , nay về lại  . May quá, vợ em không đi , tháo vát, quen biết nhiều , nên nhà cửa vẫn còn đó .Gặp thầy mừng quá ! Thầy còn chê em nữa thôi, còn cho em Zero nữa thôi  ? Thầy mỉm cười, khâm phục thực sự. Bây giờ cho em 10 hoặc 20, được chưa .Tàn tiệc, B. đưa thầy về, lớn tiếng kêu xe , bảo tài xế : Mày đưa Ong ra về đến nơi đến chốn nghe , thầy của tau đó , có gì chết với tau . B. dúi mấy tờ bạc vào tay tài xế, quay lại  bảo  : em trả tiền rồi  , thầy cứ thoải mái , chúc thầy đêm nay ngủ ngon. Bye. Bye.                                                                                                                                  Ra về, thầy phục B. thật sự. Với thời thế này, chắc nó còn thành công nhiều nữa !      
4/. CÁI CHẾT CỦA MỘT VỊ HIỆU TRƯỞNG TRẺ:
Thật ra Trần Vinh Anh là hàng học trò của thầy , nhưng khi anh về làm Hiệu Trưởng tại PCT  thầy  xem như  là bạn . Anh có nhiều đức tính mà thầy thích .
Hè 1967 , thầy  được điều động vào chấm thi  Tú Tài I tại Nha Trang . Thầy  nhớ PCT còn có các thầy TVA, NHN , NH, LLV , …. cũng vào chấm thi tại đó . Hội đồng thi đặt tại trường Trung học Võ Tánh . Các thầy cô ở xa về nếu không có nhà quen thì đều vào ở tại các phòng học của trường không dùng vào kỳ thi , phía sân sau , gần sân bóng rỗ . Buổi trưa buổi chiều coi thi xong thường kéo nhau một đòan đến ăn cơm bữa tại một quán ăn nhỏ Huế , Quán cơm bình dân Hương Bình tại một góc đường gần chợ . Quán vừa ngon  , vừa sạch , nhất là hợp túi tiền của giới thầy cô .
 TRẦN VINH ANH  là một thầy giáo trẻ mới vừa Tốt nghiệp , được bổ dụng vào dạy tại trường TRẦN QUÝ CÁP  , Hội An , nhưng chỉ một tháng sau có lệnh điều động về làm Hiệu Trưởng trường PCT .Trường PCT từ ngày có một số thầy cô lên tiếng phản đối Phát biểu trên báo xúc phạm đến uy tín của giáo sư của vị BỘ TRƯỞNG GIÁO DỤC , đã bị bỏ trống chức Hiệu Trưởng , xem như một hình phạt . Các vị Giáo sư ký tên vào Bản Phản Đối đều bị truất quyền Hõan Dịch , bị gọi nhập ngũ . Ông Giám Học của trường đựơc gọi về bộ chờ lệnh .Ông Tổng Giám Thị của trường  lâu nay Xử lý hết mọi công việc của Hiệu Trưởng , của Giám Học  , dù chẳng có văn bản nào ủy nhiệm cả . Một  vị Hiệu Trưởng tại Qui Nhơn được điều động về làm hiệu trưởng  PCT đã từ chối  vì PCT hồi đó bị mang tiếng là một trường “ dữ ” , không kỷ luật , ưa chống đối ! . Anh TVA về đảm nhiệm chức vụ HT cũng là một chuyện gồng mình .Tuy nhiên , sau một thời gian , với tính cứng rắn , nhanh nhẹn , xốc vát của mình , vị HT trẻ  đã thu được cảm tình của nhiều đồng nghiệp trong trường
            Mặc dù là Hiệu Trưởng  của một trường lớn , nhưng chắc Bộ cũng chưa tin tưởng lắm , nên năm đó chỉ bổ nhiệm TVA làm Phó Chủ Tịch Hội Đồng coi thi đặt tại trường tư thục Lê Quý Đôn , Nha Trang  . Chiều thư bảy đó là buổi thi cuối cùng , thi môn Ngọai Ngữ , nên thí sinh quay cóp lung tung . Với tính hăng hái , cương trực của mình , TVA đã xông xáo chận đứng mọi sự quay cóp , tịch thu rất nhiều tài liệu gian lận . Học sinh làm bài không được đem lòng căm ghét . Biết mấy thầy Giám Thị hay đến ăn cơm tại quán Hương Bình , một số tổ chức đón đường đánh dằn mặt . Chiều này thầy  theo một người  bạn ra biển tắm và ăn chiều tại  một  ki-ốt trên bãi biển . Đến quán Hương Bình  chỉ có vài thầy thôi . Bị học trò chận đánh , các thầy bỏ chạy tứ tung . TVA vì biết võ , giỏi Karaté , nên đứng lại nghênh địch , đánh nhóm gây hấn tơi bời . Cự lại không được , một tên đã rút dao dấu trong người ra đâm . Nhát dao chạm vào động mạch ở cổ của TVA  , máu ra lai láng . Được đem đến cấp cứu tại Bệnh Viện  Nguyễn Tri Phương , Nha Trang , TVA vẫn bình tĩnh lắm , nhìn thầy cô quen lắc đầu . Chiều thứ bảy đó bác sĩ trực đi vắng , y tá cho người đi tìm cùng không thấy . Máu ra nhiều không cầm lại được , người xanh mét dần rồi xỉu luôn , giữa đêm thì TVA mất .
anh 1.jpgThầy HOÀNG HỬU TIẾU , Chủ tịch Hội Đồng Thi Nha Trang cử thầy  đem xác Trần Vinh Anh  vể Đà nẵng  . Xác TVA được đặt  vào một quan tài bằng sắt , được đưa lên 1 máy bay quân sự . Tòan thể Hội  Đồng  chấm đều đến đưa tiễn , vị Tỉnh Trưởng Nha trang  cũng đi đưa . Về đến Phi Trường ĐN nhiều thầy cô PCT đứng đón . Thầy  nhớ có thầy TQB , ĐVL , NNTh. , TTL, …..Mắt vị nào cũng đỏ hoe . Theo yêu cầu của trường , gia đình cho đem  quan tài TVA về thẳng trường , tổ chức tang lễ ở đó . Mặc dù TVA  từ trường P_han Thanh Giản  vào học tại PCT thời gian thầy  đã dạy ở đó , nhưng thầy  không  dạy Anh . Anh học ban C . Quá cảm động vì cái chết tức tưởi của anh , theo yêu cầu của anh em trong trường , của  chị HỒ THỊ HỒNG  , vợ anh , bạn học thân thiết của vợ thầy  , thầy  đã viết một điếu văn đưa tiễn và đã đích thân đọc trước khi hạ huyệt . Hôm ấy thầy  nhớ nhiều thầy cô nghe  đã  khóc nức nở  .  Điếu văn thầy  để thất lạc chẳng tìm được . Vừa rồi , thầy  đã lien lạc với chị  HỒNG   , để xin lại bài Điếu văn ấy , nhưng chị cũng để thất lạc rồi . Thầy  định liên lạc với TRẦN VINH HÙNG , em ruột của anh , học trò cũ của thầy  để hỏi , nhưng không ai biết địa chỉ HÙNG đâu cả !
Thú thật , thầy  vẫn nhớ đến Anh luôn . Thầy  vẫn nghĩ : anh chết vì anh lên làm Hiệu Trưởng  sớm quá , lại là HT một trường quá lớn nưã , khi chưa kinh qua một năm dạy học nào ! Thầy  cũng vẫn  nghĩ thầm : uổng thật , nếu không chết , thì qua vài năm điều hành trường , chắc anh sẽ là một vị HT giỏi !
5//Bỏ trường mà đi :
Thầy dạy tại PCT tròn 40 năm , từ 1958 dến 1998 . Tuy nhiên không phải là liên tục .
Thưở trai trẻ , thầy sống phóng túng , tự do vô cùng . Muốn làm gì thì làm , không nể nang ai , không cân nhắc những hậu quả  . Vì vậy thầy đã làm một số lãnh đạo mình phật ý . Vào cuối  năm học 62-63 , học sinh bãi khóa để phản đối sự kiện đàn áp Phật giáo của chính quyền Sài Gòn hồi ấy . Các em đến trường , nhưng không chịu vào lớp học . Nhà trường có dọa có hét đánh trống đánh kiểng thúc dục cũng thế thôi , giáo sư hướng dẫn  có hăm dọa năn nỉ cũng thế thôi , các em tụ tập từng nhóm nhỏ trên sân trường tró chuyện  . Hai ngày ròng rã như vậy . Đến ngày thứ ba , tình trạng bãi khóa vẫn tái diễn . Nghĩ là  cũng giống 2 ngày trước , thầy mặc học trò , lang thang qua quán cóc  góc trường ngồi uống cà phê . Mãi mê trò chuyện , bỗng thấy sao trường lại yên  lặng thế này , thầy đi về trường lại . Sân trường vắng ngắt ! Học trò tất cả đã vào lớp học ! Lớp Thầy thì vị Hiệu trưởng đang đứng  giảng đạo đức ! Thấy thầy về , ông ngoe nguẩy bỏ ra khỏi lớp , trở về phòng Hiệu trưởng của mình . Cuối giờ , ông sai bác bảo vệ gọi thầy xuống , làm cho một mách .                        Đầu năm học 63-64  , thầy được văn phòng trường gọi xuống trao giấy thuyên chuyển DE NHI B2 60-61vào dạy tại trường Trần Cao Vân , Tam kỳ . Thầy ngạc nhiên lắm  ! Thầy hỏi ông Hiệu trường mới , thì ông bảo hỏi ông Hiệu trưởng cũ , ông không biết gì cả ! Khi thì ông bảo chắc là để vào phụ trách chức vụ Giám học trong đó , vì  năm nay T.C.V có đến Đệ Nhất rồi ! Cùng thuyên chuyển với thầy , có thầy T.N.Q nữa . Thầy Q. lấy giấy bác sĩ vào nằm bệnh viện dài hạn . Thầy thì tỉnh bơ . Lâu nay thầy vẫn có ý định xin đổi về Huế để gần Ba Mẹ  mà chưa thực hiện vì còn chút lưu luyến với Đà nẵng  ,  thôi nhân dịp này vào lang thang chơi 1 năm đất Tam Kỳ rồi cuối năm xin chuyển  về Huế  luôn . Thầy vào dạy Tam kỳ  nhưng vẫn giữ các giờ dạy của mình ở các trường tư  thục Đà Nẵng . Có ngày , thức dậy sớm ,thầy chạy xe Vespa một mạch vào ăn sáng tại Tam kỷ , rồi đến trường T.C.V . dạy . Dạy xong thầy chạy Vespa một mạch về lại ĐN ăn trưa và dạy ở đó buổi chiều . Cũng vui , cũng nghệ sĩ đáo để ! Tháng 11-63 , chính phủ N. Đ. D.  bị lật đổ ! Một hôm đang đứng dạy tại lớp Đệ nhị A trường T.C.V , thầy T.T.D.K, hiệu trưởng trường  đến lớp trao cho thầy lệnh thuyên chuyển về lại trường PCT , ĐN. Lệnh do đích thân Trung tướng  Tư Lệnh Quân Đoàn I lúc đó  ký . Lại ngạc nhiên một lần nữa nhưng cũng mừng lắm ! Thầy dạy tại T.C.V trên giấy tờ là 3 tháng nhưng thực tế thầy chỉ dạy vỏn vẹn  đâu khoảng 3 tuần . Dẫu vậy , thầy cũng có nhiều  kỷ niệm đẹp với học sinh mình tại đây !
.Mãi 40 năm sau thầy mới biết lý do . Buổi họp mặt học sinh cũ PCT khóa 57-64 tổ chức tại 1 phòng ăn ấm cúng của Nhà Hàng PHÌ LŨ trên đường Nguyễn chí Thanh , một chiều cuôi năm Ất Dậu . Có mặt 4 thầy cô và khỏang 20 học sinh cũ . Tình cờ thầy  gặp lại các anh PCT chủ chốt trong cuộc lật đổ Ô Hiệu Trưởng N.V.Ch. 1963  ngày nào . L. v. T. , H.t. Th. ,  D. , …… . Cũng tình cờ thầy lại ngồi cạnh anh L. v. T., nhân vật chính . Mới đó mà đã 40 năm rồi ! … Anh T. kể :   Hôm nhà cầm quyền  đến tiếp xúc với bọn em để hỏi về yêu cầu ,  nguyện vọng , thì một trong các điều kiện bọn em nêu ra là giử lại thầy và thầy Q ở lại trường , thầy có biết không ?
À ! Thì ra thế . Phải công nhận thầy  có nhiều kỳ ngộ với học sinh của mình thật ! Thời gian ấy , các bạn bè của thầy  vẫn hay hỏi : áp-pui của cậu đâu mà  mạnh  dữ .vậy ? Thầy  hay bị hiểu oan như thế .
Thời trai trẻ , thầy có đọc truyện dài SONG NGOẠI của nhà văn nữ QUỲNH DAO . Thầy cứ trăn trở hoài với đọan kết và hai nhân vật chính Khang Nam , Giang Nhạn Dung trong truyện  !. Thuở đó , thầy vẫn xa xót cho thân phận ông thầy già Khang Nam , trước con mắt của cô học trò cưng Giang Nhạn Dung đã một thời say mê ngưỡng  mộ mình ! Cô học trò ra đi biền biệt từ khi tốt nghiệp , 10 năm sau trở về trường cũ tìm thăm lại thầy , và cũng để tìm lại thuở thanh xuân của mình , tìm lại tình yêu đầu đời một thuở của mình . Nhìn người thầy cũ xa xa , lọm khọm ôm một chồng vở tập của học sinh từ lớp học về phòng ở của mình , mỗi bước đi lại phải dừng lại còng lưng ho sặc sụa , làm rơi đổ một số tập vở đang ôm trên tay , mái tóc bạc phơ , tấm áo lụng thụng che tấm thân gầy xơ xác . Giang Nhạn Dung đã sửng sốt tự hỏi mình : “ vô lẻ thầy Nam của mình ngày xưa đây sao  ? “ . Tần ngần , ái ngại , cô học trò xưa nửa muốn bước lên gặp thầy cũ để chào , nửa lại ngập ngừng do dự . Bàng hòang ngơ ngác một lúc , cuối cùng cô quày quả bỏ đi ! Thôi ! Để cho thầy yên . Gặp thầy bây giờ cũng không biết nói gì nữa ! Với lại chắc thầy cũng quên mình rồi !
TDT-PD-HANH-TSONCác em là người đi tới, thầy là người đứng lại . Đi tới thì đầu luôn ngửng cao , đôi mắt luôn luôn nhìn lên , nhìn thẳng . Đứng lại là thụt lùi, là trên đà đi xuống .Đứng lại nên đôi mắt luôn nhìn lui , luôn hoài niệm . Đứng lại nên tạo một khoảng cách càng ngày càng lớn với người đi tới . Thầy cũng biết vậy và đành phải chấp nhận .. Nghe một em học sinh cũ của mình vừa lấy xong văn bằng Tiến sĩ quốc gia ở Pháp, thầy sung sướng, hãnh diện biết bao, đi đâu cũng khoe, đi đâu cũng ca tụng , lòng lâng lâng như chính mình là người đổ đạt . Nghe một người học trò cũ của mình vừa được bổ nhiệm làm Hiệu Trưởng trường X  trừơng Y danh tiếng , thấy mình bằng lòng quá , như mở cờ trong bụng , như chính mình vừa được cử đảm trách chức vụ đó không bằng ! Vâng, làm thầy các em, nhưng nhiều khi thầy mong muốn địa vị của các em quá . Các em trẻ trung. Các em đầy sức sống. Các em có niềm tin mãnh liệt .Qua bao thăng trầm, qua lắm biển dâu,  niềm tin thời trai trẻ của thầy bị thui chột , bị trơ cùn đi. Nhìn một hành động đẹp, một lời nói hay, luôn trong lòng đặt nghi ngờ mặt trái của hành động đó, động cơ của lời hay đó .Thầy thèm cái vô tư, cái trong sáng, cái nhiệt tình của các em quá . Thầy vẫn cầu mong ước gì mình trở lại thời thanh xuân ấy để thấy gì cũng toàn hồng, toàn bích …
            Hôm nay, ngồi viết những dòng này, lòng vẫn thấy nhiều thổn thức , nhiều ngậm ngùi ! .Lớp dạy đầu tiên ……Lớp dạy cuối cùng …..Bây giờ tất cả đang ở đâu ? Chỉ còn ngôi trường đó lạnh lùng, ngơ ngác mỗi lần thầy đi qua . Vâng! Tất cả đã quên rồi , một cuộc đời mở rộng trước mắt, chắc chẳng có mấy ai ngoái nhìn lại những tháng ngày cũ bé bỏng , dại khờ ! Bao lo toan, bao công việc, bao buồn vui làm các em bận rộn . Nhiều khi thầy tự nhủ : mình là người thầy nhớ học trò nhiều quá , nhiều hơn là học trò nhớ mình ! Mình có nhiều ảo tưởng về học trò quá ! Thầy đã nhiều lần bị “ hors Jeu “ vì sự cả tin , nhẹ dạ của mình ! Mà thật đúng như vậy ! Nhiều lần tình cờ có được địa chỉ email của vài học sinh mà trước đây mình yêu mến , các em này đã nhắc đến thầy trên 1 , 2 đặc san , đã nhắc thầy trên vài thư từ cho bạn mình mà tình cờ thầy đọc được , , thầy vội ghi vài dòng hỏi thăm thân ái .. Có em cả  tuần sau mới trả lời hững hờ , chiếu lệ , cũng có em im bặt luôn ! Chắc các em tưởng thầy liên lạc để mong nhờ chuyện này chuyện nọ đó thôi . Cũng buồn !                                                                                                                     Thầy là người dạy nhiều trường nhiều lớp nhiều năm nên có nhiều học trò cũ lắm . Ba mươi , 40 , 50 năm sau nhiều trường hợp thầy gặp lại học trò cũ của mình thật cảm động , thật nhớ đời . Buồn có , vui có  . Để thầy kể một vài trường hợp ra đây nghe  , để các  em cùng thầy suy gẫm .
6-)/Gặp học trò cũ dở khóc dở cười trong quán bia
Sau 50 năm mới gặp lại thằng bạn cũ . Mừng vui tíu tít . Hai đứa rũ nhau leo lên chuyến xe búyt xuống phố . Đi quanh đi quẩn chợ Bến Thành , đường Lê lợi , Lê Thánh Tôn , rồi rẽ qua Nguyễn Huệ , tìm vào quán RA KHƠI sát bờ sông Bạch Đằng ngồi nói chuyện tầm phào , nhìn sông nhìn nước xa xa , đón một chút gió trong lành , cho bớt cái nóng nực của thành phố đô hội . Mới bước vào cái bàn ở cuối góc sân , đã có 3 , 4 cô tiếp viên ùa tới săn đón . Cô nào cũng phây phây , cô nào cũng mát mẻ , cô nào cũng tươi hơn hớn . Cô tiếp viên Tiger mặc áo hồng, cô tiếp viên Heineken mặc áo xanh da trời , cô tiếp viên San Miguel mặc áo vàng , ….Uống Tiger đi  . Uống Heineken đi . Uống San Miguel đi . Ong bạn lâu năm sống ở đất SàiGòn này từ khi tốt nghiệp , khóat tay từ chối hết . Anh   gọi mấy chai SàiGòn đỏ và 2 dĩa mồi ngồi nhấm nhí . Ở giữa sân , cách bàn thầy  một bàn trống , có khỏang 6 anh bạn trẻ đang cụng ly nhau ồn ào . Thấy anh nào cũng đã ngà ngà say cả . Một anh đứng dậy , kéo một cô tiếp viên sát vào  mình , hôn đánh chụt  một cái vào má , rồi to tiếng :
            -Này ! Im đi ! Tau đọc cho bọn bây nghe mấy câu thơ này , đố bây biết thơ của ai , nói đúng tau bao 10 chai !
 Rồi anh kéo dài giọng ê a :
Ngày xưa có một Thúy Kiều
Bây giờ có vạn Thúy Kiều đó em!
Tố Như ơi ! Dậy mà xem
Bao nhiêu nước mắt ướt mèm Lâm Truy !
Có mấy anh trẻ khác gật gù :
-Tuyệt ! Ác ôn thiệt ! Xót xa  thiệt !
-Thơ ai vậy ?
-Thơ ai vậy ?
            -Tau mới đố bây đó ! Chịu chưa ! Thơ thầy dạy Tóan bọn mình năm mình học 12A3  . Bọn mày nhớ không ? Thầy T. đ . T.  đó !
Tôi giật mình ngay từ khi anh bạn trẻ bắt đầu đọc mấy   thơ của mình  . Chà ! Cũng có người nhớ thơ của kẻ vô danh tiểu tốt này sao ? Sướng thiệt !
Anh bạn cũ hỏi nhỏ tôi :
            -Thơ mày thật à ? Chua chát lắm đó ! Độ này mày còn làm thơ sao ? Tau còn giữ tập thơ đầu tay mày tặng tau  năm 1958 . Tập TÔI KHÓC EM CƯỜI ấy mà . Tau tưởng mày bỏ thơ từ lâu rồi chứ ?
Bàn nhậu bên cạnh đang tranh luận sôi nỗi vô cùng .Bia cụng chan chát .
-Thầy T. dạy tuyệt thật . Hôm vào phòng thi , cầm đề thi Tóan trong tay , tau sướng rơn lên . Thấy đề bài quen thuộc quá . Tau làm một mạch say sưa . Năm đó tau được 20 diểm Tóan đó .
            -Bây giờ Thầy ở đâu bây biết không ?
-Nghe nói ở Mỹ . Vừa rồi thằng L. chỉ cho tau xem mấy bài thơ của thầy trên một  trang Web  . Tau có copy lại . Khi nào bây đến nhà tau đưa cho xem!
-Không phải . Thầy đang ở VN. Thầy vẫn còn ở ĐN . Vừa rồi Kỷ niệm 50 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG PCT tau về ĐN dự có gặp Thầy . Bây giờ tóc  thầy bạc phơ !   Bây gặp không nhận ra đâu  !                                                                                                                                       Cả bàn nhậu ồn ào tranh luận chuyện thầy T , đời thầy T. , , Thơ thầy T….. đúng có sai có một cách say sưa . Tôi là thầy T. , ngồi cạnh các anh đó , chỉ cách các anh  trong gang tấc  , đang mở mắt thao láo nhìn các anh , đang dỏng tai nghe các anh bàn luận , nhưng các anh không hề hay biết , vẫn trò chuyện thao thao .
7) - Thầy nhớ trò , trò quên thầy :
Một lần Họp Mặt học trò  tại QÚAN MƠ trên đường Hòang Văn Thụ , Sài Gòn ,  do nhóm P.Ph , Ng.thi L. , Ng. thi Th. , Thanh  Nh.…tổ chức để đón C.L. từ Huế vào SàiGòn trước khi qua Cali  ở với  con  . Ph đến tận nhà mời thầy , chở thầy  đến quán , và cho biết  :
- C.L. yêu cầu phải mời cho được thầy đó ! Nó bảo 50 năm rồi chưa gặp thầy . Vào bàn ngồi , Ph. bố trí tôi ngồi bên C.L. , hai thầy trò đã chào nhau , cười  nói vui vẻ . Cầm ly nước ngọt đưa lên miệng , cô học trò cũ bỗng nhớn nhác hỏi cả lớp  :
-Thầy T. đâu ? L. đã nhờ Ph. mời cho được thầy mà !
-Ph. chỉ thầy  :
-Đó ! Thầy ngồi bên  cạnh L. đó .
Cô học trò ngày xưa bỗng tròn mắt thảng thốt :
-Ô ! Thế à ! Mãi giờ cứ tưởng là ai !                                                      Ra về , thầy  nghĩ thầm :
-Chà ! Mình thay đổi đến thế kia sao ?
Học trò chỉ nhớ thầy qua hình ảnh thầy 30 , 40 năm trước . Chỉ nhớ thầy qua kỷ niệm hồi thanh xuân của mình , hồi mà nó  đẹp nhất                
Từ đó , mỗi lần gặp một học sinh cũ , khi bắt tay , nghe các anh chị hỏi :            -Thầy có nhớ em không ?
Thầy  chỉ mỉm cười yên lặng . Các em học thầy mà còn chưa nhớ thầy nữa , huống là !
            Cũng từ hôm đó  ,thầy bỏ hẳn sở thích  đi lang thang  các đường trong thành phố ! Đi để mong gặp lại những học trò cũ của mình , nhưng bây giờ có gặp cũng như không , mình thay đổi nhiều quá , không có ai nhận ra mình đâu !
8) - Kỷ niệm học trò cũ tặng quý như vàng :
            Một lần lang thang trên mạng , tình cờ lạc vào blog của một liên lớp học sinh yêu cuả  mình , thấy các em đang post một thông báo về tâm nguyện của một vị thầy nhờ học sinh giúp đỡ mình hoàn thành một mơ ước mà mình không có khả năng tài chánh để thực hiện , em nào ở nước ngoài muốn giúp đỡ thì liên lạc với chương mục số ……, em nào ở trong nước muốn giúp đỡ thì liên lạc với  chương mục số ….. Thầy tắt máy ngồi bân thần suy nghĩ  ,Thầy phục vị thầy thật can đảm , thật thực tế . Tuy nhiên thầy  định bụng gọi diện  thoại cho anh webmaster mà thầy quen ,  để nói anh thôi xóa mục đó đi ! Chưa kịp thực hiện ý định đó thì điên thoại nhà reo , thầy  phải nhấc máy trả  lời , loay hoay nên quên bẵng mất dự định của mình . Hôm sau vào  lại trang blog đó thì thấy mấy anh chị đã xóa lời kêu gọi đó rồi , thay bằng một thông báo dể thương lịch sự tinh cảm hơn ! Nhẹ cả trí . Mừng cả người ! Thầy thầm phục các em học sinh của mình đã nhạy bén , đã tế nhị  , đáng phục quá !  Nhận quà học sinh thì cũng là chuyện thường tình thôi , nhưng nên để các em tự nguyện . Thầy  cũng đã nhiều lần lắm được học sinh tặng “quá “  những món quà nho nhỏ !. Kinh nghiệm cho thầy  biết là những  lần như thế từ chối mệt vô cùng và không thể thực hiện được , cuối cùng cũng phải nhận thôi !. Các em nhiều khi 30 năm , 40 năm mới gặp lại thầy nên chân tình và sốt sắn quá độ ! Thôi  nếu quà không to tát quan trọng lắm thì cứ nhận  , xem như nhận một chút tình của các em . Nhận để tìm một chút ấm lòng !  Mình không dùng thì lại đem cho những người khác đang có yêu cầu . hại gì ! Nghĩ vậy thấy  tâm hồn cũng đỡ thẹn và tâm trí bớt suy tư!
Thầy kể một kỷ niệm khó quên của thầy .
Sáng hôm ấy thầy  dạy tại một phòng học trên lầu , ngay trên phòng họp Hội Đồng của trường . . Chuông reo bãi học , Vừa từ lớp  bước xuống cầu thang để ra về ,  thầy  gặp thầy S. , thầy chặn thầy  lại , bảo:
            -Có 1 em học sinh cũ của thầy chờ gặp thầy , ngồi chờ thầy từ sang   đến chừ đó .  Em bảo để em  dẫn lên gặp thầy nhưng anh đó không chịu . Bảo để thầy dạy , em ngồi đây chờ  . Tôi bước vội đến phòng G S . Một anh thanh niên   đang ngồi trên chiếc ghế đặt bên hành lang đứng dậy , chào thầy , đôi mắt tròn vo ngạc nhiên :
            -Thưa , thầy T. phải không ?    
Khi thầy  gật đầu xác nhận , người thanh niện ôm choàng lấy hai vai   
            -Thầy ơi ! 40 năm nay mới gặp thầy lại ! Thầy thay đổi nhiều quá . Tóc thầy bạc phơ thế này sao ? ! Em là N. T . học trò cũ của thầy .Em du học tại Đức từ  những năm 60  , tốt nghiệp và làm việc ở đó  luôn . Nay em Đại diện công ty về VN giới thiệu sản phẩm  và mở Đại lý ở Sài Gòn , . Tuần này rãnh về thăm ĐN tiện dịp ghé thăm thầy . Em nhớ thầy luôn ! Thầy sức khỏe không ?
Thú thật thầy  chẳng còn nhớ gì mấy cả  nên chỉ trả lời Ờ …Ờ…. Thầy  nhớ mình đã dạy nhiều em tên N.T. lắm .
            -Nghe nói em đến đây từ lúc 9giờ  lận , phải không ? Bây giờ 11g30 rồi còn gì ! Sao không lên lớp tìm thầy ?
            - Em muốn ngồi đây chờ thầy hơn ! Nhìn  sân trường , nhìn lớp cũ ,  nhìn hành lang nhìn các hàng cây cũ  một chút  ! Tìm lại một chút êm ả , một chút kỷ niệm tuổi thanh xuân của mình  đó thầy !
            Hai thầy trò mãi mê tâm sự quên mất thời gian . Học sinh học suất chiều đã lác đác đến   lớp  .
            -Thôi em xin phép về , để thầy về nghỉ . Chiều thầy còn giờ dạy nữa không ?
Người học trò cũ đứng dậy ,mở chiếc xách vải lớn dựng  bên chân kề hành lang  mà nãy giờ tôi không chú ý , lấy ra một  dàn máy lớn dàn bao ni lông và một phong vũ biểu .
            -Em tặng thầy để kỷ niệm . Đây là sản phẩm do công ty em sản xuất   .
Nhìn cái máy cồng kềnh mình phải mang về thầy  cũng ngại ngại nhưng vẫn cám ơn người  học  trò. Thú thật với N. T., mấy lần thầy định đem dàn máy dán ni lông  của em đi bán , nhưng cả mấy lần đều thôi !  Hái món quà  em tặng đến bây giờ thầy vẫn còn cất giữ đó  !              
9) -Cao Nguyên Quán                                                                                                 Rời trường PCT nghỉ hưu , vợ chồng thầy  quyết định vào ở hẳn Sài Gòn với 3 đứa con trong đó , vui dưỡng tuổi già , vui đùa với các đứa cháu . Bỏ ngòai tai mọi chuyện tất bật bon chen , mọi ganh đua ghen ghét . Mệt quá rồi . Mình lạc hậu  quá rồi .Những ngày tháng lang thang tại SàiGòn cũng đem lại cho thầy  nhiều  kỷ niệm đẹp khó quên  . Một chiều chúa nhật , bát phố lang thang , thầy gặp  anh LÊ TRỌNG H. và anh NGUYỄN TH. , học sinh cũ từ những năm 60-61 . hai anh mời thầy  đến ăn chiều tại đường Nguyễn Văn Thủ , Q I  , nhà hàng CAO NGUYÊN QUÁN . Nhà hàng này do NGÔ THỊ P. K. , con họa mi xinh đẹp một thời của trường PCT , thành lập để làm nơi hội ngộ bạn bè, với sự cọng tác của  anh  NGÔ VĂN T., PHẠM NGỌC L. NGUYỄN VĂN P.   . Thầy  bắt gặp một hình ảnh cảm động , khó quên : trong tiền sảnh của quán , trên bức tường chính diện , ảnh trường PCT được vẽ lớn đẹp vô cùng , ngay bên dưới là 1 bức thư pháp  lớn , ghi đậm nét một đọan thơ của thầy , trong bài

MỘT THỜI PHAN CHU TRINH :

                         Ngôi trường ấy là trong anh nỗi nhớ
Là trong em cả tuổi trẻ thiên thần
Là của em  mộng mơ và sách vở
Là của anh những giờ dạy thiên đường ….
            Thú thật , hôm ấy lòng thầy ,  hồn thầy  bàng hoàng  cảm động , chai bia Heineiken các anh chị mời hôm ấy sao  ngọt ngào ngây ngất  đến thế …..
             Bốn mươi năm ở PCT thầy  có bao nhiêu hạnh ngộ lắm , nhưng đó là một kỳ ngộ êm ái nhất !
10)- Kỷ niệm khó  quên :
Năm 1975 , thầy phải sửa lại căn  bếp nhỏ của mình . Thuở trước nhà thầy nấu ăn bằng bếp dầu hỏa , bây giờ phải nấu bằng củi bằng than , nên phải trổ một cửa nhỏ cho thông khói . Theo giới thiệu của người quen , thầy nhờ 2 vị thợ  đến làm giúp . Gặp mặt , anh thợ chính mừng rỡ chào thầy :
-Em là CẨM đây , học trò cũ của thầy đây , thầy nhớ không ?
Thầy  nhớ anh liền ! Anh là đại úy biên tập viên , trưởng phòng Cảnh sát giao thông trước đây ! Khi thầy  mua chiếc xe Honda Dame 68 , đến anh xin số , anh không ngần ngại cho  ngay số ĐẸP  nhất : 036 Y . Bây giờ thất nghiệp , anh  làm thợ nề kiếm sống tạm !
Anh đục tường một ô tròn nhỏ bằng cái rỗ , giữa chèn 2 cây sắt hình chữ thập , chỉ đủ cho khói thoát ra . Đang tô xi măng , thì ông chủ nhà láng giềng  , một vị  hồi hưu miền bắc mới vào , người mới mua  miếng đất cạnh nhà thầy  của anh H. , trưởng ty Điền Địa cũ , chỉ mặt thầy  nạt nộ :
-Đồ ngụy tặc không biết luật nhà đất chi cả  ! Ai cho phép trỗ cửa nhìn qua nhà người khác như vậy ? ? Có bít kín lại không thì bảo !  Vừa mắng mỏ vừa lấy gạch đá ném rào rào hùng hổ . có vài viên trúng vào người thầy và anh Cẩm . Anh Cẩm tức quá , chộp lấy cây xà beng  định xông qua làm cho ra lẻ . Thầy  níu chặt anh lại can ngăn . Đừng ! Thôi ! Thôi !….                                     - Thầy để em ! Thầy để em ! Đồ làm tàng !           Tức quá !                                                                      Thuở ấy một số quý vị mới vào còn ỷ thế công thần lắm ! Thầy  thì đang sợ họ lắm . Mắng nhiếc một hồi ông láng giềng thầy  bỏ đi quầy quả , dọa ra phường kiện ! Một điều nực cười là , sau này khi làm thêm nhà mới , lại trỗ 3 , 4 cửa sổ qua phía nhà thầy luôn .                        Hai người làm quần quật cho đến tối . Khi thầy trả tiền , anh Cẩm nhất định không nhận . Có năn nỉ , dúi nhét vào túi áo túi quần thế nào cũng không nhận  ! Buồn cười là người thợ thứ hai thấy thế cũng không nhận thù lao của mình và bảo em cũng là học trò cũ của thầy  !
Khổ cho thầy  Tét năm đó mang 2 chai rượu  nếp đi lùng sục nhà 2 anh ở khu  Thanh Bồ ,   gần chợ Đống Đa bây giờ ,  mà tìm không ra !
11 /  /HỌP MẶT
Thời gian gần đây tự nhiên các cuộc HỌP MẶT được tổ chức liên miên , nhiều khi đến chóng cả mặt . Buổi họp nào cũng tình thầy trò lai láng . Buổi họp nào cũng bia rượu tràn lan ..Trong dip TẾT vừa rồi , trong một chiều chủ nhật thôi , Thầy  đã được GIẤY MỜI HỌP MẶT của 8  cuộc tổ chức lớp luôn ! Lớn có nhỏ có .Thầy  vốn là thầy dạy tại nhiều trường nhiều lớp nhiều năm nên có vô số đệ tử ! Đến dự họp mặt thì em  này đến cụng ly , em  khác mời  100% ,  chịu thôi . ….Họp mặt với học trò cũ , là để nghe  nhắc  lại những kỷ niệm của thời gian đã  qua , những vui buồn một thuở , với thầy cô , với bạn bè ! Kỷ niệm của thầy  thì đầy ăm ắp trong lòng , sâu đậm , lai láng , học sinh     nhắc lại cũng không được 1% kỷ niệm trong lòng  thầy đâu ! 
LOP THANH LIEN LAI.bmpMấy năm đầu thầy  luôn có mặt để gặp gỡ các em học sinh cũ của mình , sung sướng , hăng hái . Đối tượng học sinh bao giờ cũng là đối tượng thầy  mê nhất , lưu luyến nhất , mong gặp gỡ nhất . Gặp để thầy trò hàn huyên tâm sự , nhất là  thời gian về hưu , có nhiều giây phút thấy mình cô đơn quá , trống trãi quá ! Nhiều lúc thấy nhớ học trò của mình quá . Nhưng rồi 1 năm , 2 năm , 3 năm …….thầy   thấy ớn luôn, không kham nỗi ! Mình là người đã lớn tuổi , sức khỏe không ổn định lắm , chỉ muốn có một nơi yên lặng để tịnh dưỡng , để nằm dài ra ! Các em , dù phần đông cũng đã cao tuổi rồi , lại quá ồn ào , quá phấn khởi , cười   nói nhiều khi đến chóng mặt . Mấy anh chị ham vui quá , mới mời họp mặt chiều thứ năm , chiều Chúa nhật lại mời tiếp nữa . Hễ có bạn nào cùng lớp , cùng trường  , dù ở trong nước , dù ở nước ngoài về ,  lại mời . Các em bảo : họp lớp phải có thầy cô mới vui ! Các anh chị bảo : phải mời cho được thầy đó , vì thầy là kỷ niệm ĐẸP của anh em ! Cuộc họp mặt nào cũng có chụp ảnh , quay phim ,  ca hát , …..Mình bây giờ mặt mày thì xơ rơ phờ phạc như  ông Thái Thượng Lão Quân ,  nên chẳng muốn chường mặt để chụp ảnh , để các em trưng bày lên các VCD , lên các trang Web …. Nể nang , chịu khó môt thời gian  rồi sau phải liều mạng thôi . Từ năm 70 tuổi , thầy  quyết định về sống ẩn dật , không tham dự các buổi hội họp đông đảo nào nữa ! Thầy  từ chối hết . Nhất là từ khi Đà Nẵng chấp thuận việc đập bỏ trường PCT để lấy mặt bằng phục vụ chuyện đền bù giải tỏa ! Từ thời gian này , tự nhiên thấy buồn , thầy  không thích họp mặt với học sinh cũ cuả mình nữa ! Khổ buồn thêm nữa  là một số  các anh các chị lại lấy đó làm phiền , giận dỗi , tức bực ! Không đến thăm , không điện thoại , không gửi email  nữa ! Thôi cũng đành vậy ! Sống cả một đời vì học trò rồi ,  bây giờ sống cho mình  một  chút chứ  !
Ai có thương tôi cảm động vô biên
Ai có ghét tôi cũng đành chịu vậy
Tình yêu đó tôi ấp ủ trong tim
Luôn cuồn cuộn như triều dâng sóng đẩy !
Nói vậy đó , chứ  thật ra câu nói “ Thầy là kỷ niệm  ĐẸP của chúng em “ luôn làm thầy ray rứt , trăn trở  . Vui có , buồn có ! Câu nói  chắc ám ảnh thầy trọn đời !!
Có một lần , đang ở Sài Gòn thì được tin trường PCT sắp bị đập bỏ để xây trường mới . Thầy thu xếp công việc rồi vội vã trở về Đà Nẵng . Thầy muốn mình đứng trên mảnh đất xưa kia là trường là lơp , xem lòng mình như thế nào . Đến Đ N thì biết tin việc đập bỏ được hoãn lại , vì chưa có kinh phí và ngôi trường mới dự định được xây cất ở địa điểm khác , trong khuôn viên trường Nam Tiểu học cũ . Mấy ngày đêm thầy đi lang thang qua các trường mình đã dạy trước đây .Trường Bán Công Nguyễn công Trứ đã được đập bỏ hết cơ sở cũ và một ngôi trường mới đồ sộ vĩ đại hơn nhiều đã được xây lên thay thế . Trường Sao Mai thì được đập bỏ hoàn toàn , đã biến thành ngã tư một đại lộ rộng thênh thang ! Trường Bồ Đề . trường PTG , trường Hồng Đức đều được xây mới hết , không còn vết tích gì của trường cũ . Một đêm đứng yên lặng nhìn cơ ngơi cũ PCT im lìm dưới ánh trăng nhàn nhạt , hoang tàn , xơ xác ,  thầy mơ sao trường này cũng được xây cao lên , khang trang , đẹp đẽ và để phục vụ cho việc giáo dục ! Mơ ước không thành ! Thầy  buồn vô hạn . Lần trường bị đập bỏ mất một nửa , thư viện , thính đường , phòng thí nghiệm , văn phòng và hai dãy lớp học , thầy buồn thúi ruột ! . Ngồi vọng từ một quán cà phê con bên lề đường nhìn qua ngôi trường đang bị xô đổ , thầy buồn theo từng nhát búa , theo từng cái xúc của cần cẩu !! Đêm đi  lang thang bách bộ qua trường , nhìn hội trường , thư viện , 10 phòng học của dãy lầu bên trái , hành lang dài nối dãy lầu đó với dãy chính ,  văn phòng , nhà xe đã bị san bằng , đập trụi , gạch ngói ngổn ngang , tiêu điều , xơ xác lạnh lẽo dưới ánh trăng nhàn nhạt , bên lề đường có nắm hương của ai vừa thắp , khói bay phơ phất , u buồn , huyền bí , rờn rợn ! Thầy thấy hồn mình như tê tái , tim mình  như muốn ngừng đập , muốn òa ra để khóc quá . Trông thật tang thương , tội nghiệp . Thầy đã đứng lặng hàng giờ , thấy tâm hồn mình như trơ cứng ! Nửa đêm , ngủ chẳng được ,  ngồi vùng dậy làm một mạch bài thơ sau , để nhớ nỗi buồn này . Lòng càng buồn thêm , khi một số học trò cũ , không đồng ý với bài thơ , bảo : bài thơ “ rên rỉ” (!) vậy ! Một anh khác  bảo bài thơ “mê muội”(!) quá ! Các anh  mạnh mẽ , che giấu cái buồn cái vui của mình  được ,  chứ thầy chỉ là một người yếu đuối , bé nhỏ , đa sầu đa cảm , một chút heo may đã thấy se lạnh , một chiếc lá rụng đã nghe cả mùa thu , một chút gió đã nghe bão tố ,  buồn thì nói buồn , vui thì nói vui . Sao lại bắt thầy vui buồn theo vui buồn của người khác .
            Tình cảm xuất phát từ đáy lòng , chứ tình cảm mà tính toán , cân nhắc thì buồn lắm !Thầy xa lánh , tránh né các buổi họp mặt , vì thấy mình cô đơn quá !. Tuy nhiên khi thầy gửi  bài thơ cho một anh học sinh cũ dịp anh hỏi về trường .  thì bài thơ được post lên trang web này , blog khác , kèm theo hình ảnh của ngôi trường bị đập bỏ . Dù sao cũng được an ủi : có người đồng cảm với nỗi buồn của mình !
Thầy ghi bài thơ ra đây để kỷ niệm .
ĐÊM ĐI QUA TRƯỜNG CŨ ĐÃ BỊ ĐẬP BỎ
Tim tưởng chừng như muốn hóa băng
Khi nhìn trường cũ chỉ trơ sân
Hành lang , lớp học san bằng  cả
Lạnh lẽo  phơi mình  dưới ánh trăng !

Chết điếng hồn  đi theo  nỗi buồn
Ta nằm trên nền cát đẫm sương
Nghe từ lòng đất từng hơi thở
Của học trò xưa thuở mến thương !

Có tiếng thì thầm của thiên thu
Trong từng hơi gió động âm u
Nghe chừng hoa cỏ đang trăn trở
Tiếc  một tình yêu đã mịt mù !

Từ cõi u minh xót nát tan
Hồn ai sống dậy dưới trăng tàn
Nhặt từng viên sỏi mong tìm thấy
Một chút tro than của đá vàng !

Vẫn biết thế gian vốn đổi thay
Nhưng  sao lòng  thấy quá đắng cay
Ai ngờ lại phải  tang thương vậy
Bạc bẽo , vong ơn đến thế này !

Trường cũ trò xưa mất hết rồi
Còn ta với nỗi nhớ khôn vơi
Đêm nay có kẻ ngồi ôm mặt
Dưới gốc sao già để lệ rơi !
                                    TRẦN HOAN TRINH            
Bây giờ, những khi ngồi một mình, những đêm trường mất ngủ,thầy cứ nhớ lại những hình ảnh học trò mình. Những em học giỏi. Những em học yếu.Những em hoang nghịch. Những em biếng lười. Bao nhiêu em thành đạt trên đời? Bao nhiêu em thất bại? Bao nhiêu em còn nhớ ? Bao nhiêu em đã quên ? Dù thành, dù bại, dù nhớ dù quên, hình ảnh các em trong thầy vẫn đậm nét ngang nhau, vẫn thiết tha trìu mến. Có những chiều đi ngang qua trường, dừng chân trước cổng nhìn vào sân trường hàng cây tỏa lá,nắng đọng trên bậc thềm, nắng lung linh trên hành lang, thầy thấy như tuổi thanh xuân của mình đang trở về đâu đó , thầy thấy các em đang quay quần quanh thầy, cười nói ríu rít, những mái tóc xoã kín bờ vai,những ánh mắt long lanh nhí nhảnh, tiếng giảng bài, tiếng trả bài thoang thoảng đâu đây, những sáng tựu trường, những chiều tan trường….. hồn thầy ngất ngây, như đang trôi vào một biển mộng ngan ngát hương thơm, thấy chân mình như hoá đá, thấy hồn mình đang tan đi theo con sóng nào đang từ từ toả      rộng, ôm trùm cả thời gian, không gian .Thầy ru mình trong giấc mơ của một đời cầm phấn,  thuỷ chung , mặn nồng, son sắt.
Chiều nay , tình cờ nhận được một cú điện thoại từ Mỹ của chi N.T.G. , giáo sư cũ của trường Nữ H. Đ . Cám ơn chị ! Thật bất ngờ  !  Anh là người thầy hạnh phúc nhất , không ai được  nhu anh đâu ! Thơ anh trải dài suốt cuộc đời làm thầy của anh . Đời thầy của anh được  trang điểm  đẹp bằng thơ của anh !  Bao nhiêu người mong muốn như vậy mà không được . Có tiền muôn bạc tỉ cũng không được . Có quyền cao chức  trọng cũng không được . Thật là tuyệt vời ! ”
Nủa đêm thầy  nằm mơ , thấy mình bước từng bước nhỏ từ cổng trường vào lớp , gió cuốn những bài thơ của thầy theo từng bước chân rồi một trận cuồng phong cuốn cac bài thơ thầy bay vút lên trời xanh cao tít , trên đó có bao nhiêu  học trò cũ của thầy đang mỉm cười đưa tay vẫy đón  ….
TRẦN HOAN TRINH
                                          ( trong hồi ký Một đòi thầy một đời thơ )
Nguồn bài viết này : http://www.phanchautrinhdanang.org/noivoihoctro.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét